
Áo thun thư pháp - Phạm Nghiêm Trai
Nhà sản xuất:Phạm Nghiêm Trai
Kho hàng 3
Tổng quan
Chất liệu: Cotton thun. Kích thước: S, M, L Ý nghĩa vòng tròn trên áo Có lẽ các bạn đã thường thấy vòng tròn Zen trong Thiền tông Nhật Bản. N...
225.000 đ
- Số lượng
- Voucher
- 188 đã mua
Giao hàng miễn phí tại TP.HCM cho đơn hàng từ 500,000đ
Điểm nổi bật
“Mỗi bước chân đi vào Tịnh Độ
Nguyện thấy được Tịnh Độ dưới mỗi bước chân mình”
Cõi Tịnh Độ là cõi của giây phút hiện tại, Tịnh Độ không phải vấn đề của tương lai và sẽ là điều đáng tiếc biết mấy khi mà suốt đời mình đi như là ma đuổi, lúc nào đi cũng vội vàng hấp tấp. Tịnh Độ không phải nằm về phương Tây Tịnh Độ, không có nằm về trong tương lai. Tịnh Độ là có mặt trong giờ phút hiện tại. Và nếu mình có Niệm có Định và có an trú được trong giờ phút hiện tại là mình có thể tiếp xúc với Tịnh Độ ngay bây giờ và ở đây.
Đôi khi, có những lúc ta thấy cuộc đời chỉ toàn một màu xám xịt, không còn ai yêu thương ta, không còn gì để ta tin tưởng. Ta hãy bình tâm trở lại, mời Bụt trong ta biểu hiện. Lạ chưa, trước đây ta đầu hề nghĩ rằng trong ta mà cũng có Bụt. Bụt không ở đâu xa, Bụt chính ở trong ta. Bụt là ai nếu không là bình an, là chánh niệm, tỉnh thức, là hiểu biết, bao dung trong tự thân mỗi người?
Với ý nghĩa đó, Bên cạnh chiếc áo lam – chiếc áo gắn liền với người Phật tử Việt Nam, thường được sử dụng trong các dịp trang trọng như lễ Phật. Phạm Nghiêm Trai xin giới thiệu đến quý Phật tử các mẫu áo thun đơn giản, thoáng mát, in những câu nói hay và ý nghĩa . Bạn có thể dễ dàng vận dụng trong không gian đời thường hơn, chất liệu tốt, thấm hút mồ hôi, để hoạt động thoải mái trong các dịp đi viếng chùa, tham gia các khóa thiền, các buổi đi chùa cùng nhóm bạn hay hơn nữa là tham gia các hoạt động từ thiện đầy ý nghĩa.
Nguyện thấy được Tịnh Độ dưới mỗi bước chân mình”
Cõi Tịnh Độ là cõi của giây phút hiện tại, Tịnh Độ không phải vấn đề của tương lai và sẽ là điều đáng tiếc biết mấy khi mà suốt đời mình đi như là ma đuổi, lúc nào đi cũng vội vàng hấp tấp. Tịnh Độ không phải nằm về phương Tây Tịnh Độ, không có nằm về trong tương lai. Tịnh Độ là có mặt trong giờ phút hiện tại. Và nếu mình có Niệm có Định và có an trú được trong giờ phút hiện tại là mình có thể tiếp xúc với Tịnh Độ ngay bây giờ và ở đây.
Đôi khi, có những lúc ta thấy cuộc đời chỉ toàn một màu xám xịt, không còn ai yêu thương ta, không còn gì để ta tin tưởng. Ta hãy bình tâm trở lại, mời Bụt trong ta biểu hiện. Lạ chưa, trước đây ta đầu hề nghĩ rằng trong ta mà cũng có Bụt. Bụt không ở đâu xa, Bụt chính ở trong ta. Bụt là ai nếu không là bình an, là chánh niệm, tỉnh thức, là hiểu biết, bao dung trong tự thân mỗi người?
Với ý nghĩa đó, Bên cạnh chiếc áo lam – chiếc áo gắn liền với người Phật tử Việt Nam, thường được sử dụng trong các dịp trang trọng như lễ Phật. Phạm Nghiêm Trai xin giới thiệu đến quý Phật tử các mẫu áo thun đơn giản, thoáng mát, in những câu nói hay và ý nghĩa . Bạn có thể dễ dàng vận dụng trong không gian đời thường hơn, chất liệu tốt, thấm hút mồ hôi, để hoạt động thoải mái trong các dịp đi viếng chùa, tham gia các khóa thiền, các buổi đi chùa cùng nhóm bạn hay hơn nữa là tham gia các hoạt động từ thiện đầy ý nghĩa.
Hướng dẫn sử dụng
Chất liệu: Cotton thun.
Kích thước: S, M, L
Ý nghĩa vòng tròn trên áo
Có lẽ các bạn đã thường thấy vòng tròn Zen trong Thiền tông Nhật Bản. Người Nhật gọi là enso, có nghĩa là vòng tròn. Đây là một biểu tượng thường xuyên nhất của Thiền tông Nhật Bản. Nó là vòng tròn. Vòng tròn có nghĩa là gì trong Thiền hay trong văn hóa Phật giáo?
- Phần nhiều người ta nghĩ đến mặt trăng. Mặt trăng là biểu tượng của giác ngộ trong Thiền tông - Trăng tròn đầy và sáng. Giác ngộ viên mãn, viên mãn là tròn đầy. Trăng tròn đầy thì sáng, đó là ánh sáng của trí tuệ.
- Vòng tròn là biểu tượng cho Không. Vòng tròn là vũ trụ, và vũ trụ rỗng lặng, đó là Không.
- Vòng tròn Zen lại thường hở một chút, không phải là một vòng kín mít. Tròn mà không kín, tức là đầy mà không tù ngục. Vũ trụ không biên giới. Tư duy không ngục tù.
- Vòng tròn là bánh xe quay, chúng ta nhớ đến Bánh xe Chánh pháp, như Kinh Chuyển Pháp Luân (Kinh Chuyển Bánh xe Chánh pháp), hay chữ Vạn là hình ảnh bánh xe xoay.
- Vòng tròn còn là khái niệm thời gian vòng tròn, không gian vòng tròn, vô thủy vô chung, của Phật triết (không như khái niệm thời gian và không gian đường thẳng, có đầu có cuối, như trong triết lý Tây phương).
- Và quan trọng nhất cho thực hành của chúng ta: Vòng tròn là tĩnh lặng – tròn đầy nhưng rỗng lặng, trái tim tròn đầy nhưng rỗng lặng, không có gì bên trong, không dính mắc vào điều gì.